Trọn một ngày đến với phố cổ Hội An
Một điểm du lịch mà bạn không thể bỏ qua khi đến với Đà Nẵng là phố cổ Hội An cách Đà Nẵng khoảng hơn 30Km. Để di từ Đà Nẵng đến Hội An, bạn có thể đi quốc lộ 1A, hoặc đi đường tỉnh lộ 607. Đây là con đường tương đối mới, từ khi mới khánh thành, con đường này trở thành là con đường đẹp nhất dọc biển thành phố Đà Nẵng. Chỉ trong một thời gian ngắn, dọc con đường này đã mọc lên nhiều khách sạn và resort cao cấp. Cũng dọc trên con đường này, bạn có thể dừng chân ghé thăm danh thắng Ngũ Hành Sơn, hay chỉ tạt vào gần trăm mét là bạn có thể chạm chân xuống biển. Khi đến cửa ngõ phố cổ Hội An, bạn sẽ nhìn thấy những cánh đồng xanh ngát thật là mát mắt.
Khi đến với phố cổ, bạn phải đi bộ tuy nhiên có những khung giờ nhất định mà khách du lịch cũng như người dân ở đây được phép sử dụng xe máy, nhưng không kéo dài quá lâu vì như vậy sẽ phá vỡ không khí yên bình của phố cổ. Năm 2011, Hội An đứng vị trí thứ 2 trong 10 thành phố du lịch hàng đầu thế giới do độc giả của tạp chí Anh bình chọn. Hội An không phải là những nơi có ánh đèn rực rỡ, cuộc sống gấp gáp, mà là thành phố có cuộc sống nhẹ nhàng, thoải mái, có thể tìm thấy sự thanh thản, trầm lắng, những giá trị truyền thống vẫn còn được gìn giữ ngay trong cuộc sống thường nhật. Ngay tại bất kỳ con đường nào của khu phố cổ bạn vẫn có thể dễ dàng tìm thấy những địa chỉ sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống. Đến đây bạn đươc tự.
Làng gốm Thanh Hà
Từ những năm từ thế kỷ XV, XVI, nghề thủ công truyền thống đã ra đời, và phát triển mạnh mẽ trên đất Hội An, cha truyền con nối, trãi qua hàng trăm năm, sản phẩm của các nghệ nhân trong làng nghề Hội An không dừng ở phạm vi phục vụ nhu cầu của cuộc sống thường nhật mà sự sáng tạo của họ đã đạt đến mức điêu luyện, đống góp một phần không nhỏ cho sự phồn thịnh của cảng thị Hội An trong những thế kỷ trước, hàng thủ công Hội An được xuất khẩu đi các nước, các mặt hàng như gốm, tơ lụa, hàng mộc, đặc biệt người thợ mộc Kim Bồng, và nghề Gốm Thanh Hà còn thành danh với nhiều công trình kiến trúc tuyệt mỹ vẫn còn lưu lại trên mái nhà, góc phố Hội An.
Để đến làng gốm Thanh Hà chỉ mất 10 phút đi xe từ phố cổ. Nếu bạn không biết đường thì có thể hỏi người dân, và khi đến cổng làng thì sẽ gặp một bác bảo vệ rất nhiệt tình có thể chỉ bạn đường vào chi tiết hơn. Nếu bạn đến với làng gốm Thanh Hà, bạn có thể thử làm những công đoạn đơn giản mà không tính tiền dịch vụ, cho dù bạn không mua bất kỳ sản phẩm nào cả. Vào thế kỷ thứ Xvi, XVII, Thanh Hà là một ngôi làng rất nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung, được trao đổi bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm có nguồn gốc từ Thanh Hóa, sau đó tiếp thu một số kỹ thuật của đất Quảng Nam để hình thành nên một làng nghề với các sản phẩm hội tụ đầy đủ mọi yếu tố tinh hoa, và không giống với bất kỳ một làng nghề khác dù là dung chung một loại đất như nhau. Kỹ thuật chế tác chính là ở đôi bàn tay và nhiệt độ ở lò nung, điều đó thể hiện rõ rệt ở các điểm như, màu sắc, độ bền, độ nhẹ và các hoa văn trên gốm. Tùy theo thời gian và nhiệt độ nung mà màu gốm Thanh Hà có thể có những màu như Hồng, hồng vàng, đỏ, màu gạch nâu, hay màu đen tuyền. Đặc biệt ở đây, gốm có khối lượng nhẹ hơn gốm ở các địa phương khác. Ngoài việc phát triển nghề dựa vào du lịch, gốm Thanh Hà vân muốn tìm một hướng đi vững chắc cho sản phẩm của mình như sản xuất các chậu gốm mỹ thuật tinh xảo nhằm xuất khẩu hoặc phục vụ vào công việc trùng tu các công trình kiến trúc cổ của di sản văn hóa thế giới Hội An.
Biển Cửa Đại
Biển Cửa Đại được xem là biển đẹp nhất ở Hội An, với bãi cát trắng mịn, kéo dài xa tít, nước biển trong xanh như ngọc, đến đây bạn có thể nằm phơi mình dưới ánh nắng mặt trời, hay ngả mình trên những chiếc ghế dài lặng nghe tiếng song vỗ rì rào hay tiếng gió hiu hiu thổi qua những rặng dừa xanh mướt, lúc đó mọi giác quan của bạn sẽ được thư giản hoàn toàn, hoặc nếu bạn là người trẻ trung, thích sự ồn ào, nào nhiệt, hay mạo hiểm hơn thì bạn có thể tham gia trò chơi xe máy nước. Hoặc bạn có thể thử đi thuyền thúng bấp bênh trên những ngọn song, cảm giác rất thú vị.
Phố cổ Hội An lên đèn
Đến đây các bạn sẽ thấy sự nhộn nhịp của lời ca tiếng hát, cùng những âm thanh của nhiều dòng nhạc cụ dân tộc vang lên, ở những nhóm biểu diễn, khan giả xem vây quanh rất đông. Khi đã xem xong các tiết mục biểu diễn đường phố, các bạn có thể ghé các quán ăn bên đường để thưởng thức các món ăn đặc sản ở đây như: Cao lầu, Mỳ Quảng... Những chiếc đèn màu lung linh. Phố cổ Hội An vẫn còn ẩn chứa nhiều điều rất thú vị.